Cách đặt chức danh tiếng Anh của card visit
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển do đó tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Cùng với đó là nhu cầu giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài khiến cho nhiều khách hàng muốn thiết kế card visit song ngữ và việc in name card cũng được đòi hỏi, đầu tư kĩ lưỡng hơn đặc biệt trong cách đặt chức danh tiếng Anh của các doanh nghiệp.
Để in name card chuẩn thì cách đặt chức danh tiếng Anh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định card visit chuẩn. Sau đây công ty In Tân Nhật Minh sẽ hướng dẫn đặt chức danh tiếng Anh để In Card visit chuẩn.
Cách thức Thể hiện chức vụ bằng tiếng Anh trên danh thiếp – card visit:
1. Đối với những người chỉ là nhân viên thường, không giữ chức vụ nào, sau chữ “nhân viên” ghi thêm bộ phận đang làm việc, hoặc ghi tính chất việc làm trước chữ “nhân viên”.
Thí dụ : Ông Nguyễn Văn A, nhân viên phòng marketing thì ghi như sau:
Nguyen Van A
Marketing Officer
hoặc
Nguyen Van A
Officer Marketing Departmemt
Đối với phụ nữ, để tiện xưng hô, tránh để gây phiền lòng phụ nữ, bạn nên ghi như sau:
– Chưa lập gia đình: Thêm (Miss) mục tên.
– Đã lập gia đình: Thêm (Mrs) mục tên.
Vì phép lịch sự cho nên hiện nay có khuynh hướng dùng chung cho cả 2 trường hợp đều là Ms (không phân biệt đã hoặc chưa lập gia đình).
In name card chuẩn nếu không phải là Việt kiều chỉ nên ghi đầy đủ theo thứ tự bằng tiếng Việt, không nên đảo ngược lại theo thứ tự tiếng Anh. Ngoại trừ bạn thích đặt một tên tiếng Anh.
2. Nếu là thư ký chung cho văn phòng thì đề là “clerk” hoặc “admin_clerk”, còn thư ký riêng cho một nhân vật trong công ty thì ghi là “secretary” hoặc “private and confidential secretary”, thư ký riêng kiêm trợ lý tổng giám đốc hoặc giám đốc thì ghi là secretary-cum-assistant to the MD (Managing Director).
3. Chức Trưởng phòng.
Chữ “phòng” có khi dịch là “service” có khi là “office”, có khi là “bureau”, có khi là “department”. Nếu chữ phòng là “service”, “office”, ”bureau” thì “Trưởng phòng” nên đề là “chief”, nếu là “department” thì trưởng phòng nên đề là “manager”. Lưu ý này cũng vô cùng quan trọng để in name card chuẩn.
4. Chức giám đốc và tổng giám đốc.
– Với giám đốc được thuê ngoài sử dụng “manager”; do đó tổng giám đốc là director general (nếu từ hội đồng quản trị) và manager general (nếu thuê ngoài).
– Chức vụ phó cũng hết sức chú ý: Dùng từ Vie nếu có quyền hạn tương đương tổng giám đốc khi ông này vắng mặt; dùng “deputy” nếu quyền hạn bị hạn chế và giới hạn số tiền tối đa được ký; “phụ tá” (assistant) nếu không được ủy quyền hợp lệ (lawful power of attorney) sẽ không được ký kết bất cứ văn kiện, hợp đồng nào.
Do vậy, phó tổng giám đốc sẽ là “Vice managing director”, “deputy managing director” và phụ tá tổng giám đốc sẽ là: “assistant to the MD”, hoàn toàn có nhiệm vụ, quyền hạn rất khác nhau, phải hết sức cảnh giác khi ký hợp đồng
Một số lưu ý khi in name card:
- Đối với name card tên chỉ dùng đối nội chỉ nên in bằng tiếng Việt
- Đối với name card tên dùng đối ngoại chỉ nên in bằng tiếng Anh, hoặc một mặt bằng tiếng Việt, một mặt bằng tiếng Anh, không nên in song ngữ ở cùng một mặt.
- Đối với name card công việc: không nên ghi địa chỉ nhà riêng và nếu cẩn thận, không ghi cả số điện thoại di động nữa.
Khách hàng vui lòng xem báo giá có sẵn trên web hoặc qua điện thoại hỗ trợ:
Hotline/Zalo: 0977.311.359 / 0987.898.892
Email: lienhe@incatalog.com.vn
Trụ sở chính: Số 16 ngõ 68 Phố Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội